Nghi thức tiến hành cúng giỗ tổ nghề mộc như thế nào? 

Xưởng Online
Thứ Năm, 09/09/2021

Thông thường, người đứng ra chủ trì và tổ chức lễ cúng giỗ tổ nghề mộc sẽ là người lớn tuổi nhất và có uy tín trong nghề, được mọi người tin tưởng, kính trọng. Những người thợ mới vào nghề sẽ không được đứng lên chủ trì lễ cúng  vì họ chưa hiểu hết các quy tắc và quy trình cúng tổ nghề và cũng bởi kinh nghiệm còn non kém nên chưa có được lòng tin và sự kính nể từ mọi người.

Khi tiến hành nghi thức cúng giỗ tổ nghề mộc, người đứng ra chủ trì sẽ thực hiện theo các bước sau:

Chuẩn bị mâm cúng đầy đủ từ sáng sớm

Mâm cúng nên được chuẩn bị từ sớm để có thể sẵn sàng mâm cúng giỗ tổ từ sớm. Buổi cúng nên diễn ra vào buổi sáng cho mát mẻ và mọi người sẽ có nhiều thời gian ngồi lại với nhau hơn.

Người đứng đầu nhóm thợ có thể bố trí sắp xếp người đi chợ từ sớm, mỗi người chịu trách nhiệm cho một thức cúng khác nhau để đảm bảo mua được đầy đủ những đồ lễ vật cần thiết. 

Thức đồ lễ khi đã có đầy đủ sẽ được bày trên bàn cúng nhỏ theo nguyên tắc: những món đồ lễ mặn được bày ở chính giữa bàn, những thức hoa quả được bày phía trước mâm cúng, đèn nến hương nhang cũng được bày phía trước. 

Mâm cúng phải được bày biện gọn gàng, đẹp mắt để thể hiện sự thành tâm.

Thực hiện nghi thức khấn vái

Đại diện nhóm thợ mộc sau khi thắp 3 nén hương thì vái 3 vái, chắp tay thành kính và bắt đầu đọc văn khấn giỗ tổ nghề. Nội dung bài văn khấn tổ nghề chủ yếu xoay quanh việc cảm ơn tổ nghề đã sáng tạo ra nghề, lưu truyền nghề cho con cháu và khấn xin tổ nghề phù hộ cho người trong nghề được bình an vô sự, ăn nên làm ra, tránh được những rủi ro đáng tiếc.

Về vị trí đứng, người đứng đầu đại diện thực hiện nghi lễ cúng sẽ đứng gần nhất với mâm cúng rồi lần lượt đến người thợ chính, thợ phụ rồi tiếp theo là những người học trò đứng phía sau. Trình tự thắp nhang cũng theo trình tự từ lớn đến nhỏ, những người làm nghề lâu năm sẽ thắp hương và khấn vái trước còn những người thợ học nghề mới vào sẽ thắp hương sau. 

Sau khi thắp hương xong thì mọi người sẽ ngồi quây quần lại với nhau để chia sẻ những câu chuyện thú vị. Qua những buổi chuyện trò, chia sẻ những bài học kinh nghiệm quý báu như vậy, những người thợ mới sẽ học hỏi được rất nhiều điều từ những người thợ lành nghề. 

Đốt tiền vàng và hạ lễ cúng

Sau khi nhang cháy hết, người chủ lễ khấn xin thêm một lần nữa để được đem tiền vàng đi đốt sau đó khấn xin để hạ lễ. Đồ lễ cúng sẽ được phân chia cho anh em trong nhóm thợ mộc để cùng hưởng lộc từ tổ nghề. 

Trong khi thực hiện nghi thức khấn vái, tất cả mọi người từ người chủ trì đến những thợ mới vào nghề tham dự đều cần ăn mặc chỉnh tề, lịch sự, sạch sẽ, không được ăn mặc lếch thếch trong buổi cúng tổ nghề. Thêm nữa thái độ khi thực hiện nghi thức cúng cần phải thực sự nghiêm trang, không được cợt nhả, vô lễ với đấng bề trên.

Viết bình luận của bạn
Facebook Xuong.com.vn Zalo Xuong.com.vn Messenger Xuong.com.vn